Mục Lục Nội Dung
Người ta thường nói “gừng càng già càng cay”, người càng trải đời lâu năm thì càng có tư duy sâu sắc và thấm nhuần nhiều bài học quý giá.
Điều này quả thực không sai chút nào khi tôi đã để ý đến chính bản thân mình đã thay đổi như thế nào qua từng năm tháng.
Một số người sợ hãi khi bước sang tuổi mới. Nhiều bạn trẻ mới bước sang lứa tuổi 2x, 3x mà đã luôn miệng than phiền là mình già đi so với những bạn tuổi kém hơn.
Ừ, thì đương nhiên rồi, so sánh như vậy đúng là già hơn đấy, lão hóa hơn đấy. Nhưng nếu suy nghĩ tích cực một chút thì khi bạn già đi, bạn sẽ thấy vui mừng vì những nhận thức của bạn đã thay đổi rất nhiều so với khi còn trẻ.
Bạn hiểu biết hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn và tầm nhìn mở mang hơn..
Có những bài học không thể diễn giải được qua sách vở, chỉ khi đủ tuổi để chiêm nghiệm thì ta mới thực sự thấu hiểu được những bài học đắt giá này. Và bên dưới đây là 6 bài học mà theo tôi quan sát, chỉ có thể tích lũy qua thời gian.
NOTE: Hiện nay, việc tiếp cận thông tin là vô cùng dễ dàng, chỉ với một chiếc smartphone nhỏ gọn có kết nối Internet thôi là bạn đã có cả một thế giới thu nhỏ trong tay rồi.
Vậy nên có thể là bạn đã đọc qua đâu đó về những gì mà tôi sắp nói dưới đây, nhưng để THẤM được thì nó lại là một câu chuyện khác.
#1. Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài
Một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Khi già đi, đôi mắt nhìn vạn vật bắt đầu kèm nhèm, nhưng đôi mắt nhìn người sẽ tinh tường hơn”.
Khi còn trẻ, ta thường rơi vào cái bẫy của vỏ bọc. Phải mất nhiều thời gian trải nghiệm, ta mới biết rằng con người chưa chắc giống với vẻ bề ngoài của họ. Những gì ta thấy chưa chắc đã đủ thông tin để đánh giá về một con người.
“Tuổi tác sẽ dạy cho ta cách phát hiện thật giả – trắng đen”. Khi quan sát một người trong những tình huống khác nhau, ta sẽ vô tình nhận ra mặt nạ của một người trong nhiều hoàn cảnh.
Khi đủ thời gian quan sát nhiều người, trực giác sẽ đến và mách bảo ta về cách nhìn người.
Không chỉ dạy ta cách nhận biết, thời gian còn rèn giũa ta trở nên đồng cảm hơn. Khi nhìn thấy ba đi làm về muộn và cáu gắt, ta có thể thông cảm vì ba đang rất mệt mỏi, buồn bực vì chưa hoàn thành công việc như mong đợi.
Khi thấy mẹ gắp đồ ăn cho đứa con và nói: “Mẹ không thích ăn món này”, ta sẽ nhận ra là mẹ đang nhường nhịn, và muốn con ăn ngon hơn.
Qua thời gian, ta sẽ nhìn nhận mọi việc một cách thấu đáo hơn, biết cách thấu hiểu và cảm thông với người khác hơn.
#2. Chúng ta không nợ ai đó một lời giải thích
Khi còn nhỏ, ta luôn nhận được những câu hỏi từ người lớn: “Tại sao con làm vậy?” “Tại sao con nghĩ thế?” “Tại sao con nói thế?”…
Chúng ta nhận được hàng ngàn câu hỏi tại sao từ người khác, để rồi, ta càng ngày càng phải cố giải thích nhiều hơn về bản thân mình. Rõ ràng là ta đã lớn lên cùng hàng trăm lý do để biện minh cho suy nghĩ và hành động của mình.
Nhưng khi già đi, ta sẽ nhận ra rằng, không phải lúc nào ta cũng cần phải giải thích bản thân cho người khác. Ta tin vào thứ mà ta cho là đúng đắn, mà không cần phải trình bày với ai cả.
Ngay cả khi người khác không chấp nhận niềm tin của ta – thì đâu có sao, ta cũng không cần phải tranh luận đến cùng để phân bua ai sai ai đúng. Vì nhiều lúc, niềm tin cũng chỉ là một sự lựa chọn.
#3. Gia đình là tất cả
Tôi nghĩ đây là bài học quan trọng nhất mà chúng ta chỉ có thể NHẬN THẤY RÕ RÀNG NHẤT khi chúng ta nhiều tuổi hơn. Gia đình là tất cả, gia đình là số một và không gì có thể ngăn cách được sự gắn kết giữa các thành viên.
Có những lúc ta cảm thấy mất kết nối bởi khoảng cách về thế hệ, về quan điểm sống và cả về niềm tin nữa. Nhưng đó là bài học giúp ta học cách chấp nhận và thấu hiểu người khác nhiều hơn.
Rồi sẽ đến một ngày, ta sẽ nhận ra một điều, cha mẹ đã phải đánh đổi như thế nào để con cái có được sự trưởng thành như ngày hôm nay. Khi nhìn lại, những đứa con có thể cho đó là “đánh đổi”, nhưng cha mẹ luôn nghĩ đó là “tình yêu”.
Dù đôi lúc họ vô tình hay cố ý làm tổn thương chúng ta, nhưng ta hiểu rằng – mọi hành động của cha mẹ đều xuất phát từ lòng thương yêu.
#4. Ngày mai là một ẩn số
Nếu có thể gửi một bức thư cho chính tôi khi còn trẻ, tôi sẽ nói, “Không ai biết trước tương lai ra sao, thế nên hãy tranh thủ mà tận hưởng khoảnh khắc vui vẻ với những người mà mày thương yêu ngay đi”.
Một trong những bài học khó nhất đi kèm với tuổi tác đó là: Ngày mai là một ẩn số. Vì thế, đừng bỏ qua bất kỳ một khoảnh khắc nào.
Thật đáng tiếc là nhiều người chỉ nhận ra được bài học này khi họ phải trải qua những mất mát hoặc những bi kịch trong đời. Đến khi bất ngờ phải chia tay ai đó, ta mới hiểu được rằng “đừng chờ đợi để nói lời yêu thương”.
#5. Tận hưởng sự tĩnh lặng
Khi còn trẻ, ta thích nhiều thứ và yêu sự trải nghiệm. Điều này không sai ! Nhưng khi có quá nhiều thứ bày ra trước mắt, có lúc ta không ý thức được những gì ta đang có và nơi ta đang hiện diện.
Tôi đã gặp nhiều người thích đuổi theo những niềm vui bên ngoài, họ nỗ lực để đạt hết niềm vui này đến niềm vui khác, nhưng sâu thẳm bên trong họ luôn thấy sự trống rỗng.
Khi chạy theo những thú vui đã làm họ chán rồi, họ mới nhận ra rằng, chẳng cần tìm đâu xa, niềm vui và sự may mắn luôn hiện hữu ngay đây. Tôi nhận ra mình may mắn và đủ đầy thế nào khi để ý những gì tôi đang có.
Tôi nhận ra hơi thở là một vận may kỳ diệu khi gặp những bệnh nhân nằm tại khoa hô hấp.
Tôi nhận ra những cuốn sách mà tôi đang có là một may mắn khi chứng kiến nhiều em nhỏ không có đủ điều kiện để mua sách.
Một người thầy của tôi từng nói, “Khi tuổi già đến, khi tâm trí không còn chỗ cho sự “ồn ào” thì không gian yên tĩnh dường như có giá trị hơn”.
Chỉ cần ngồi xuống, để ý từng nhịp điệu hơi thở và lắng nghe không gian yên tĩnh, thầy đã có thể tạm bỏ gánh nặng suy tư hàng ngày, mà tập trung sống cho hiện tại.
Tất nhiên, không phải là ta sẽ từ bỏ mọi khát khao của bản thân. Mà ta chỉ học thêm cách tận hưởng những gì mà ta đang có một cách sâu sắc hơn và trân trọng hơn mà thôi.
Đặc biệt, ta cũng sẽ học được cách tận hưởng những khoảng lặng, thay vì luôn chạy đua kiếm tìm những cuộc vui mới.
#6. Học là một chuyến phiêu lưu kỳ thú
Có lẽ bạn cũng đồng ý với tôi rằng, dù có dành cả đời, ta cũng không thể học hết tất cả những kiến thức trên đời này được. “Việc học” không phải chỉ giới hạn trong bốn bức tường, trong những cuộc thi hay những tờ chứng nhận.
Học theo tuổi tác là cả một cuộc hành trình. Không ai biết trước được là nó sẽ kéo dài bao lâu. Có những bài học chỉ diễn ra trong vài ngày, vài tháng hoặc vài năm, nhưng cũng có những bài học kéo dài đến cả đời.
Những bài học đó luôn có giá trị ngay cả khi ta không nhận được một lời khen nào, hay chứng chỉ nào… khi chúng kết thúc “khóa học”.
Đọc thêm:
Càng lớn, tôi mới nhận ra tôi khao khát kiến thức như thế nào. Khi còn học lớp 6, tôi cực kỳ ghét Tiếng Anh và tôi thường ngủ gật khi học môn này trên lớp.
Nhưng sau hơn 10 năm, khi nhận ra Tiếng Anh sẽ cho tôi hiểu biết nhiều hơn về thế giới, thì lúc này, đi học các lớp Tiếng Anh đối với tôi như đi đào vàng vậy.
May mắn là chúng ta luôn có tính tò mò, bất kỳ ai cũng vậy. Tò mò là khởi nguồn để thúc đẩy ta khám phá thế giới, học thêm nhiều thứ mới và làm điều gì đó mới mẻ hơn.
Mọi bài học trên đời đều có “học phí”. Dù đó là học phí đắt hay rẻ, một khi đã thấm nhuần, nó sẽ đi theo ta và hỗ trợ ta cả đời.
Tôi tin, bạn cũng có những bài học mà bạn rất tâm đắc và tự hào trong thời gian qua. Tôi rất vui khi được lắng nghe những chia sẻ của bạn trong phần comment bên dưới. Rất mong những phản hồi từ bạn !
__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 nhận xét:
Đăng nhận xét