Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Hướng dẫn ép xung CPU AMD bằng Ryzen Master – Phần 1: chuẩn bị

Cảnh báo: Mặc dù việc ép xung với Ryzen Master dễ dàng hơn một chút, nhưng nó vẫn có khả năng làm hỏng và làm mất bảo hành CPU của bạn. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm dù bạn làm theo hướng dẫn trong bài viết này. Nếu bạn chấp nhận được rủi ro, hãy tiếp tục thao tác. Nếu không, xin đừng thử. Cũng xin nói thêm rằng hướng dẫn này dành cho các máy tính để bàn thông thường. Bạn không nên áp dụng nó cho laptop hoặc các máy tính mini.

Ngày xưa, nhắc đến ép xung là cái gì đó rất kinh khủng, bởi ngoài kiến thức cơ bản, bạn phải nắm được cách thiết lập trong BIOS với giao diện thường trông rất cổ điển “đáng sợ” và những từ viết tắt khó hiểu. Nhưng giờ đây, việc ép xung với CPU của AMD trở nên đơn giản hơn rất nhiều với phần mềm Ryzen Master cho chính AMD phát hành.

So với ép xung truyền thống với thiết lập trong BIOS, Ryzen Master có ưu điểm là cho phép bạn dễ dàng quay lại cài đặt mặc định nếu có sự cố. Nếu thiết lập trong BIOS và mức xung không ổn định, bạn cần phải reset BIOS, đỏi hỏi phải tháo máy ra, rất mất thời gian.

Sử dụng Ryzen Master có một nhược điểm so với việc ép xung truyền thống là nếu bạn khởi động lại PC, quá trình ép xung sẽ bị xóa và CPU trở về mức xung mặc định của nó. Tuy nhiên, không phải lo sợ, vì việc kích hoạt lại ép xung rất đơn giản bằng một lần bấm nút. Ưu điểm của việc này là bạn có thể cài PC của mình ép xung để chơi game hoặc các tác vụ nặng, sau đó đưa nó về cài đặt gốc trong thời gian còn lại để tránh hao mòn các linh kiện.

Bạn vẫn cần một số hiểu biết cơ bản về ép xung, nhưng phần mềm này giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ép xung là gì?

Ép xung cho phép tăng tốc độ xung nhịp của CPU vượt qua thông số được quảng cáo. Tăng tốc độ xung nhịp làm cho CPU của bạn hoạt động nhanh hơn và do đó, cải thiện hiệu năng. CPU cần được mở khóa để có thể ép xung và tất cả các bộ xử lý AMD Ryzen đều được mở khóa theo mặc định. Để so sánh, Intel chỉ mở khóa các vi xử lí có đuôi mã kết thúc bằng chữ K, các CPU khác của họ đều bị khóa, không ép xung được.

Ép xung CPU có thể cho thấy những cải thiện về hiệu năng nói chung và cải thiện hiệu năng cho các công việc đòi hỏi nhiều CPU. Đối với chơi game, nó có thể giúp tăng fps hoặc không, tùy thuộc vào game của bạn “ăn” CPU hay GPU là chủ yếu.

Tất cả các CPU đều có ít nhất hai tốc độ xung nhịp được quảng cáo: xung nhịp cơ bản và xung nhịp tăng cường (hay còn gọi là xung boost). Xung nhịp cơ bản là tốc độ nhanh nhất mà CPU sẽ chạy cho các tác vụ tính toán cường độ nhẹ và trung bình hoặc các tác vụ đòi hỏi toàn bộ nhân phải hoạt động. Xung nhịp boost là mức xung cao nhất mà CPU sẽ tự nâng lên khi phải xử lí các tác vụ năng nhưng yêu cầu ít nhân, ví dụ như chơi game hoặc chỉnh sửa video. Ép xung vượt qua xung nhịp boost là điều mà các người chơi hệ ép xung hướng tới.

Xung nhịp của Ryzen 5 2600

VÍ dụ với CPU Ryzen 5 2600, chúng ta có thể thấy trên trang web của AMD rằng nó có xung nhịp cơ bản là 3,4 GHz và xung boost tối đa là 3,9 GHz. Do đó, khi ép xung chúng ta sẽ hướng tới mốc tối thiểu là 3.9 GHz và hơn thế nữa.

Bạn cần những gì để ép xung?

Một bộ nguồn tốt

Trước khi ép xung CPU Ryzen, bạn cần chuẩn bị một số thứ. Đầu tiên, là một bộ nguồn (PSU) có công suất thực lớn hơn nhiều so với mức tiêu thụ của CPU khi không ép xung. Corsair khuyến nghị trong một bài đăng trên blog rằng lượng điện năng của linh kiện nên nằm trong khoảng 50-80% công suất tối đa của nguồn. Bạn có thể ước tính mức tiêu thụ điện năng của PC bằng trang web sau.

Bộ nguồn tốt là điều cần thiết để ép xung

Nếu sau khi cộng hết linh kiện và bộ nguồn của bạn còn dư khoảng 20-50% công suất, hãy mạnh dạn thử ép xung. Nếu bộ nguồn của bạn dư khoảng 10%, hãy ép xung với độ cảnh giác cao hơn bình thường. Nếu nguồn của bạn không dư tí công suất nào, quên chuyện ép xung đi cho đến khi bạn nâng lên nguồn tốt hơn.

Một mainboard tốt

Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng mainboard của bạn là loại tốt, nếu bạn đang dùng mainboard X470 và X570, bạn không có gì phải lo lắng. Nếu đang dùng main B450 hoặc B550, bạn nên xem lại mainboard của mình có đủ phase nguồn cấp cho CPU không rồi hẵng ép xung. Nếu đang sử dụng main A320, ép xung là rất mạo hiểm, nếu đang dùng A520, bạn nên quên chuyện ép xung đi.

Mainboard tốt là điều quan trọng để ép xung

Ví dụ như trong hình là một main B450 loại tốt, với mainboard này bạn có thể thoải mái ép xung các CPU Ryzen 5 trở xuống.

Một tản nhiệt tốt

Tiếp theo, bạn sẽ cần một tản nhiệt tốt hơn tản Wraith đi kèm với bộ xử lý Ryzen của bạn. Việc ép xung khiến CPU chạy nóng hơn và tản đi kèm sẽ không gánh được, nhẹ thì quạt kêu to, nặng thì hỏng máy. Bạn có thể tham khảo tản nhiệt tại đây, có thể nói rằng, tản càng đắt tiền thì càng hiệu quả.

Tản nhiệt tốt là yếu tốt cần thiết để ép xung

Ví dụ nếu bạn có Ryzen 5 thì nên tham khảo các tản COOLERMASTER HYPER 212 SPECTRUM trở lên hoặc tản AIO 240mm bất kì. Nếu có Ryzen 7 thì bạn cần các tản khí cỡ NOCTUA NH-U14S trở lên hoặc tản AIO 360mm bất kì. Nếu có Ryzen 9, hãy tham khảo các tản AIO cỡ NZXT KRAKEN X73 trở lên hoặc tản nước Custom.

CPU Ryzen

Hiển nhiên bạn phải đang sử dụng bộ xử lý Ryzen (vì phần mềm này sẽ không hoạt động với CPU Intel). Bạn có thể tải phần mềm Ryzen Master từ trang web của AMD. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng CPU Ryzen 5 2600 tiêu chuẩn, và bạn cũng có thể ép xung các CPU Ryzen có GPU tích hợp (ví dụ như Ryzen 5 3400G). Trên thực tế, Ryzen Master thậm chí có thể cho phép bạn ép xung GPU tích hợp, nhưng chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết khác.

Hãy cùng tải xuống một số phần mềm miễn phí hữu ích : Asus Realbench, Cinebench, Core TempOCCT. Chúng là để benchmark và theo dõi nhiệt độ của CPU.

Cuối cùng, bạn cần một chút kiên nhẫn. Quá trình ép xung với Ryzen Master sẽ rất nhanh nhưng để ngồi benchmark và kiểm tra độ ổn định của xung nhịp thì lại cực lâu. Mục đích cuối cùng của việc ép xung là tìm ra mức xung cao nhất mà CPU chạy ổn định lâu dài chứ không phải đẩy xung lên cao ngất rồi không bật nổi máy.

Còn tiếp

Let's block ads! (Why?)


Xem Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe - Phu Kien

Thu Trang

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Copyright @ 2013 Thiết Kế Web Soft.